Trở lại
Tìm kiếm Tin tức Tìm kiếm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Những Thông Tin Cần Biết Về Hệ Thống Bôi Trơn

Tin chuyên ngành
24/04/2024 07:30

Trong quá trình vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, linh kiện ô tô, hệ thống bôi trơn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hệ thống phức tạp này. Qua bài viết này,Wuling EV Việt Nam sẽ giúp bạn khám phá các thông tin quan trọng về hệ thống bôi trơn để bảo dưỡng ô tô đúng cách.

1. Hệ thống bôi trơn là gì? Công dụng của hệ thống bôi trơn

Hệ thống bôi trơn là hệ thống có nhiệm vụ vận chuyển và phân phối các chất bôi trơn đến tất cả các bộ phận chuyển động của động cơ ô tô. Các chất bôi trơn có thể là dầu động cơ hoặc dầu nhớt,... Chất bôi trơn này có khả năng làm giảm ma sát và mài mòn, từ đó giúp động cơ ô tô hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.

Hệ thống bôi trơn và những công dụng quan trọng đối với động cơ ô tô

Hệ thống bôi trơn và những công dụng quan trọng đối với động cơ ô tô

Nhữngcông dụng của hệ thống bôi trơn bao gồm:

  • Giảm độ ma sát và mài mòn giữa các bề mặt bộ phận chuyển động với nhau, giúp các bộ phận chuyển động trơn tru hơn.
  • Cuốn trôi các hạt bụi, mạt kim loại và các chất cặn bẩn, giúp động cơ luôn sạch sẽ và giảm mài mòn khi hoạt động.
  • Tản nhiệt và làm mát các bộ phận động cơ.
  • Chống oxy hóa và ăn mòn các bề mặt kim loại.
  • Bao kín buồng đốt khi động cơ hoạt động.

2. Cấu tạo hệ thống bôi trơn

Cấu tạo chi tiết của hệ thống bôi trơn trên ô tô bao gồm:

2.1. Bể đựng dầu, cacte dầu

Bể dầu là nơi lưu trữ dầu bôi trơn để luân chuyển đến các động cơ của hệ thống ô tô. Nó thường có dạng bát và nằm ở bên dưới cacte động cơ, giúp dầu được lấy ra ở phía dưới dễ dàng hơn. Cacte dầu thường được làm bằng chất liệu kim loại cứng cáp và có một lớp bảo vệ bằng đá để chịu được áp lực và nhiệt độ cao.

Bể đựng dầu và cacte dầu trong cấu tạo hệ thống bôi trơn

Bể đựng dầu và cacte dầu trong cấu tạo hệ thống bôi trơn

2.2. Bộ lọc dầu

Bộ lọc dầu có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất ra khỏi dầu, giúp dầu được làm sạch trước khi cung cấp cho các bộ phận của động cơ. Dầu trong bơm dầu sẽ chảy qua bộ lọc dầu, sau đó mới đến với các đường dẫn dầu để bôi trơn các bộ phận trong ô tô.

Cấu tạo bộ lọc dầu

Cấu tạo bộ lọc dầu

2.3. Bơm dầu (nhớt)

Bơm dầu là bộ phận đẩy dầu bôi trơn đến toàn bộ các bộ phận chuyển động trong động cơ. Cấu tạo của bơm dầu sẽ bao gồm ổ trục khuỷu, trục cam và bộ nâng van. Bộ phận này sẽ nằm ở dưới cacte, gần với bể chứa dầu. Nó giúp cung cấp dầu nhờn đến các bề mặt thường xuyên bị ma sát thông qua đường dẫn dầu. 

Bơm dầu với công dụng cung cấp dầu đến các bộ phận của động cơ

Bơm dầu với công dụng cung cấp dầu đến các bộ phận của động cơ

Thực tế, bơm dầu và đường dẫn dầu dễ bị các hạt nhỏ làm nghẹt, gây hư hại nghiêm trọng hoặc làm hỏng động cơ. Vì vậy, bạn cần thay nhớt và bộ lọc định kỳ để đảm bảo hiệu suất hoạt động cho động cơ.

2.4. Đường dẫn dầu

Đường dẫn dầu là một hệ thống các đường ống liên kết. Chức năng của nó là vận chuyển dầu bôi trơn đến các bộ phận của động cơ ô tô một cách nhanh chóng. Hệ thống này bao gồm các đoạn ống lớn và nhỏ, được khoan dưới khối xi-lanh. Các đoạn ống lớn kết nối với các đoạn ống nhỏ, cung cấp dầu động cơ đến đầu xi-lanh và trục cam trên không.

Cấu tạo đường dẫn dầu

Cấu tạo đường dẫn dầu

2.5. Bộ làm mát dầu

Bộ làm mát dầu trong hệ thống bôi trơn hoạt động như một bộ tản nhiệt, giúp làm mát dầu khi nó trở nên nóng. Bộ làm mát dầu sẽ giúp làm nguội dầu nhớt bằng cách truyền nhiệt sang hệ thống làm mát của động cơ thông qua các cánh tản nhiệt. Qua đó, nhiệt độ dầu động cơ sẽ được duy trì ổn định, ngăn ngừa tình trạng động cơ quá nóng và kéo dài tuổi thọ của dầu.

Bộ làm mát dầu trong cấu tạo hệ thống bôi trơn 

Bộ làm mát dầu trong cấu tạo hệ thống bôi trơn 

2.6. Thông gió hộp trục khuỷu

Hệ thống thông gió hộp trục khuỷu có vai trò quan trọng trong việc làm mát động cơ ô tô và bảo vệ dầu nhờn. Nó giúp hạ nhiệt và ngăn ngừa sự ô nhiễm, phân hủy của dầu do các tạp chất đốt cháy trong quá trình vận hành. Hiện nay, có hai phương pháp thông gió phổ biến là thông gió kín (cưỡng bức) và thông gió hở (gió tự nhiên).

Cấu tạo thông gió hộp trục khuỷu

Cấu tạo thông gió hộp trục khuỷu

3. Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn

Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn động cơ ô tô hoạt động như một hệ thống tuần hoàn khép kín. Khi động cơ hoạt động, dầu được bơm từ te chảy ra, đi qua phao lọc đầu, sau đó dẫn đến bầu lọc thô và vào ống dẫn dầu chính. Từ đây, dầu được phân phối đến các bộ phận cần bôi trơn như cổ trục cam, trục đòn mở, bạc cổ trục chính thông qua các ống dẫn nhánh. Sau khi bôi trơn, dầu sẽ chảy về te để tuần hoàn lại.

Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn

Nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn

Một lượng dầu sau đó sẽ chảy vào trục khuỷu rỗng để làm nhiệm vụ bôi trơn bạc đầu to thanh truyền và các cổ trục khác trên trục khuỷu. Đồng thời, dầu cũng sẽ chảy qua lỗ dẫn nhỏ và rãnh dọc ở thân thanh truyền để bôi trơn cho chốt piston.

Một số động cơ có lỗ phun dầu được đặt nghiêng so với đường tâm của thanh truyền một góc 40 đến 45 độ. Dầu sẽ được phun lên để bôi trơn xi lanh, cam và con đội ngay khi lỗ phun dầu thông với lỗ dầu ở cổ biên. Khoảng 10-15% dầu trong ống dẫn chính sẽ đi qua bầu lọc tinh để loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ và làm sạch. Sau khi bôi trơn các bộ phận, dầu sẽ quay trở lại te để tuần hoàn lại trong hệ thống.

4. Các phương pháp bôi trơn động cơ phổ biến

Tùy theo mỗi loại động cơ mà chúng sẽ được áp dụng các cách bôi trơn khác nhau. Một số phương pháp bôi trơn động cơ phổ biến hiện nay bao gồm:

4.1. Phương pháp bôi trơn hỗn hợp

Đây là phương pháp bôi trơn có thể áp dụng được với hầu hết các động cơ ô tô. Phương pháp này là sự kết hợp giữa hai phương pháp bôi trơn vung té và bôi trơn cưỡng bức. Bằng việc tận dụng những ưu điểm của cả hai phương pháp, việc bôi trơn sẽ được diễn ra hiệu quả và chính xác hơn.

Phương pháp bôi trơn động cơ hỗn hợp

Phương pháp bôi trơn động cơ hỗn hợp

4.2. Bôi trơn bằng cưỡng bức

Hệ thống bôi trơn cưỡng bức là một phương pháp phức tạp, chỉ được sử dụng cho các động cơ đặc biệt. Khác với việc chứa dầu trong cacte, hệ thống này chứa dầu trong một thùng riêng. 

Phương pháp bôi trơn bằng cưỡng bức

Phương pháp bôi trơn bằng cưỡng bức

Dầu bôi trơn sẽ được cưỡng bức truyền đến các bề mặt thường xuyên cọ xát, làm sạch, hạ nhiệt và nâng cao hiệu suất hoạt động của động cơ. Dầu trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức sẽ luôn được lưu động tuần hoàn và đảm bảo duy trì ở áp suất ổn định.

4.3. Phương pháp bôi trơn bằng vung té

Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý các bộ phận như pittông, xi-lanh và các bộ phận khác sẽ nhận được dầu từ quá trình vung té dầu. Các bộ phận này sẽ được bôi trơn nhờ vào lượng dầu bị văng ra khi các bộ phận như trục khuỷu, bánh răng, thanh truyền chuyển động. Lúc này, dầu sẽ bắn lên dạng phun sương và phủ lên các bộ phận cần được bôi trơn.

Phương pháp bôi trơn động cơ ô tô bằng vung té

Phương pháp bôi trơn động cơ ô tô bằng vung té

Phương pháp này có cấu tạo đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, việc tính toán và đảm bảo lượng dầu đủ cho các cổ trục lại là một thách thức lớn. Vì vậy, phương pháp này chủ yếu được dùng trong các động cơ công suất nhỏ. Chẳng hạn như máy bơm, thuyền máy,... và ít được sử dụng trong các động cơ ô tô, xe tải.

4.4. Bôi trơn bằng cách pha dầu vào nhiên liệu

Hệ thống bôi trơn theo phương pháp này được ứng dụng cho động cơ xăng 2 kỳ có 3 cửa nạp – xả – thổi trên xilanh và cacte chứa hòa khí. Dầu bôi trơn sẽ được pha vào nhiên liệu theo tỷ lệ 1/20 - 1/25 theo 3 cách sau:

  • Cách 1: Phun trực tiếp dầu bôi trơn vào vị trí bướm ga hoặc ống khuếch tán.
  • Cách 2: Chứa dầu và nhiên liệu trong 2 bình riêng rồi hòa trộn song song theo định lượng đã quy định mỗi khi hoạt động.
  • Cách 3: Hòa trộn dầu và nhiên liệu trước khi cho vào hệ thống bôi trơn trên ô tô

Bôi trơn bằng cách pha dầu vào nhiên liệu

Bôi trơn bằng cách pha dầu vào nhiên liệu

Mặc dù đơn giản và dễ làm nhưng phương pháp này bị đánh giá là kém an toàn vì khó kiểm soát lượng dầu cần thiết. Nếu lượng dầu pha trộn quá ít sẽ dễ gây nên hiện tượng kẹt pittông trong xilanh. Ngoài ra, muội than bị đốt cháy sẽ làm giảm khả năng thoát nhiệt, khiến động cơ nóng dần lên gây nên hiện tượng bugi đoản mạch.

5. Những hư hỏng thường gặp của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Trong quá trình sử dụng, hệ thống bôi trơn động cơ ô tô có thể gặp phải một số vấn đề phổ biến:

  • Tiêu thụ dầu quá mức: Tình trạng này có thể xảy ra do hệ thống bị rò rỉ dầu. Hoặc điều này cũng có thể bắt nguồn từ việc dầu bôi trơn đi vào buồng đốt động cơ và bị đốt cháy, khiến dầu bị hao hụt.
  • Áp suất dầu thấp: Các nguyên nhân chủ yếu gây ra hư hỏng này là do dầu bôi trơn bị loãng, bơm dầu bị mòn hoặc đường dẫn dầu bị tắc nghẽn. 
  • Áp suất dầu cao: Tình trạng này thường do các hư hỏng liên quan đến van an toàn của bộ lọc dầu hoặc tắc nghẽn trên đường dẫn dầu. 

Một số vấn đề thường gặp của hệ thống bôi trơn trên ô tô

Một số vấn đề thường gặp của hệ thống bôi trơn trên ô tô

6. Cách bảo dưỡng hệ thống bôi trơn hoạt động hiệu quả

Hệ thống bôi trơn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì khả năng hoạt động trơn tru và tuổi thọ của động cơ ô tô. Việc bảo dưỡng đúng cách sẽ giúp hạn chế những hư hỏng có thể xảy ra và tăng cường hiệu suất hoạt động cho ô tô của bạn. Sau đây là một số cách bảo dưỡng hệ thống bôi trơn trên ô tô hoạt động hiệu quả:

  • Bạn cần tìm hiểu kỹ để sử dụng dầu bôi trơn phù hợp với từng loại xe. 
  • Dầu cần phải được duy trì ở mức độ phù hợp trong khoang chứa dầu.
  • Dầu nên thường xuyên được làm sạch. Các bộ lọc đã sử dụng thời gian dài cũng nên được thay mới.
  • Thường xuyên thay dầu cũ và lọc dầu để giữ chất lượng dầu tối ưu nhất. Thời gian thay dầu thường là 1.000 km đầu tiên đối với xe mới và 3.000 - 5.000 km đối với xe đã sử dụng. Trước khi tra dầu mới vào, bạn cần lưu ý làm sạch cẩn thận cacte.
  • Kiểm tra định kỳ các điểm nối, đầu dò, van và đồng hồ đo áp suất dầu để phát hiện sớm các vấn đề.
  • Giữ cho dầu không bị nhiễm bụi, nước,...

Một số cách bảo dưỡng hệ thống bôi trơn hiệu quả

Một số cách bảo dưỡng hệ thống bôi trơn hiệu quả

Bằng việc trang bị kỹ những kiến thức cơ bản về hệ thống bôi trơn, bạn có thể đảm bảo chiếc xe được vận hành trơn tru và an toàn. Hy vọng bài viết này đã mang lại những thông tin có ích cho quý bạn đọc. Wuling EV Việt Nam luôn tự hào là người bạn đồng hành cùng bạn trên mọi chuyến đi!

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận
Loading…
Loading the web debug toolbar…
Attempt #