Trở lại
Tìm kiếm Tin tức Tìm kiếm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Nguyên lý hoạt động ô tô điện: Tìm hiểu cách hoạt động từ A-Z

Tin chuyên ngành
05/04/2024 09:45

Ô tô điện đang dần dẫn đầu xu hướng trong ngành công nghiệp ô tô hiện đại khi chứng kiến nhu cầu sở hữu gia tăng nhảy vọt. Nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về nguyên lý hoạt động ô tô điện chưa? Bài viết này của Wuling EV Việt Nam sẽ giúp bạn trang bị những kiến thức liên quan đến cấu và nguyên lý hoạt động của chúng. Từ đó chúng tôi có thể giúp bạn lựa chọn một chiếc xe điện phù hợp.

1. Cấu tạo động cơ của xe ô tô điện

Để hiểu được nguyên lý hoạt động ô tô điện, trước tiên bạn cần nắm rõ thành phần cấu tạo chi tiết của chúng. Từ đó, bạn mới có thể hình dung được mỗi bộ phận hoạt động như thế nào. Cấu tạo của một chiếc ô tô điện bao gồm các thành phần chính sau:

  • Ắc quy: Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo ô tô điện. Nó có nhiệm vụ cung cấp điện năng để vận hành các động cơ, phụ tùng của xe.
  • Bộ pin kéo: Lưu trữ điện năng để cung cấp cho động cơ kéo điện.
  • Cổng sạc: Bộ phận này cho phép xe kết nối với nguồn điện bên ngoài để sạc lại bộ pin kéo.
  • Bộ chuyển đổi DC/DC: Thiết bị này có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện một chiều (DC) có điện áp cao từ bộ pin kéo thành điện áp DC thấp hơn. Từ đó, nguồn điện áp thấp này sẽ vận hành các phụ kiện của xe và sạc lại pin phụ trợ.
  • Động cơ kéo điện: Bộ phận này sử dụng nguồn điện từ bộ pin kéo, có nhiệm vụ truyền lực đến các bánh xe giúp di chuyển xe. Động cơ điện chỉ có một bộ phận chuyển động mà không cần tới các thành phần truyền động phức tạp. Nhờ đó, năng lượng được truyền thẳng đến bánh xe thay vì phải qua các bộ phận trung gian. 
  • Bộ sạc tích hợp: Thiết bị này nhận điện xoay chiều từ cổng sạc, sau đó chuyển đổi thành điện một chiều để sạc lại cho ắc quy của ô tô. Nó cũng tương tác với các thiết bị sạc bên ngoài và giám sát các đặc tính của pin như điện áp, dòng điện, nhiệt độ, mức sạc trong quá trình sạc.
  • Bộ điều khiển điện tử công suất: Bộ phận này quản lý và điều khiển luồng năng lượng điện từ ắc quy, kiểm soát tốc độ và mô-men xoắn của động cơ kéo điện.
  • Hệ thống nhiệt (làm mát): Hệ thống này có chức năng kiểm soát mức nhiệt độ phù hợp cho động cơ, mô tơ điện, bộ điều khiển điện tử và các thành phần khác.
  • Truyền động (điện): Bộ phận này truyền lực cơ học từ động cơ kéo điện đến các bánh xe.

Cấu tạo chi tiết động cơ của xe ô tô điện

Cấu tạo chi tiết động cơ của xe ô tô điện

2. Nguyên lý hoạt động ô tô điện

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô điện, trên thị trường xuất hiện nhiều loại ô tô điện với đặc điểm và chức năng khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu nguyên lý hoạt động của ô tô điện chạy pin BEV (Battery electric vehicles). Nhưng để hiểu rõ được nguyên lý hoạt động ô tô điện BEV, bạn cần nắm được sự khác biệt giữa dòng điện xoay chiều (AC) và dòng điện một chiều (DC).

  • Dòng điện xoay chiều (AC): là dòng điện trong đó các electron di chuyển theo chu kỳ, liên tục thay đổi chiều. 
  • Dòng điện một chiều (DC): là dòng điện mà các electron chỉ di chuyển theo một hướng duy nhất.

Nguyên lý hoạt động ô tô điện dựa vào sự chuyển hoá dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều

Nguyên lý hoạt động ô tô điện dựa vào sự chuyển hoá dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều

Hệ thống pin trên ô tô điện sử dụng dòng điện một chiều (DC). Tuy nhiên, động cơ chính của xe - bộ phận cung cấp lực kéo cho xe - lại hoạt động bằng dòng điện xoay chiều (AC). Vì vậy, cần có bộ biến tần để chuyển đổi dòng điện một chiều từ pin thành dòng điện xoay chiều cho động cơ ô tô. 

Khi đạp ga ô tô, quy trình sẽ diễn ra như sau:

  • Dòng điện một chiều (DC) từ pin được chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) thông qua bộ biến tần.
  • Bàn đạp ga sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển, từ đó điều chỉnh tần số của dòng điện AC từ biến tần để điều chỉnh tốc độ của xe.
  • Động cơ AC được cấp nguồn điện này và quay các bánh xe thông qua hệ truyền động.
  • Sau đó, động cơ kết nối sẽ quay các bánh xe ô tô thông qua một bánh răng.
  • Ngược lại, khi phanh hoặc xe giảm tốc, động cơ sẽ hoạt động như một máy phát điện, tạo ra dòng điện một chiều (DC) và nạp trở lại pin.

Quy trình vận hành của động cơ xe ô tô điện

Quy trình vận hành của động cơ xe ô tô điện

3. Phạm vi hoạt động của ô tô điện

Khi mua ô tô điện, một trong những yếu tố quan trọng mà người tiêu dùng cần tìm hiểu là phạm vi hoạt động của xe. Tùy vào từng loại ô tô điện, phạm vi hoạt động sẽ có sự khác biệt ở mỗi lần sạc đầy pin. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như dung tích pin, trọng lượng, kích thước và công suất của xe.

Phạm vi hoạt động của dòng ô tô điện Wuling Mini EV LV2

Phạm vi hoạt động của dòng ô tô điện Wuling Mini EV LV2

Dưới đây là phạm vi hoạt động của các dòng xe Wuling Mini EV:

  • Mini EV LV1 - 120 và Mini EV LV2 - 120: Dòng xe này có dung lượng pin lên đến 9,6 kWh, thời gian sạc đầy pin chỉ mất 6,5 tiếng. Điều này cho phép bạn di chuyển được quãng đường lên đến 120 km sau mỗi lần sạc. 
  • Mini EV LV1 - 170 và Mini EV LV2 - 170: Dung tích pin của các dòng ô tô điện này là 13,4 kWh. Chỉ mất 9 tiếng cho mỗi lần sạc đầy, bạn đã có thể thoải mái di chuyển được quãng đường lên đến 170 km.

Quý khách có thể đăng ký lái thử Wuling Mini EV LV1 và Wuling Mini EV LV2 để trải nghiệm vô vàn các tiện ích, tính năng một cách chân thực nhất TẠI ĐÂY.

Qua bài viết trên, hy vọng quý độc giả đã có một cái nhìn tổng quan hơn về nguyên lý hoạt động ô tô điện. Với những ưu điểm nổi bật, ô tô điện hứa hẹn sẽ ngày càng phổ biến và dần thay thế các phương tiện xăng dầu truyền thống. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ nay Wuling EV Việt Nam nhé!

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận
Loading…
Loading the web debug toolbar…
Attempt #