Liệu ô tô điện có sạc được ở nhà không? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi muốn sở hữu một chiếc ô tô điện cho riêng mình. Xe điện sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như thân thiện với môi trường, vận hành êm ái, tiết kiệm chi phí nhiên liệu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thắc mắc xoay quanh việc sử dụng xe điện, đặc biệt là vấn đề sạc pin. Wuling EV Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc sạc xe điện tại nhà.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Thời gian sạc ô tô điện hợp lý bạn đã biết chưa
1. Ô tô điện có sạc được ở nhà không?
Ô tô điện có sạc được ở nhà không? Câu trả lời là có. Ô tô điện hoàn toàn có thể sạc được ở nhà thông qua các cổng sạc chuyên dụng hoặc qua ổ cắm điện thông thường. Việc sạc tại nhà mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Bạn có thể sạc xe bất cứ lúc nào bạn muốn, không cần phải di chuyển đến trạm sạc. Giá thành cũng rẻ hơn so với giá dịch vụ sạc tại trạm. Bạn cũng có thể cài đặt thời gian sạc để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Có hai loại sạc ô tô điện ở nhà cơ bản là bộ sạc di động và bộ sạc treo tường.
Bộ sạc di động: Là loại bộ sạc nhỏ gọn, dễ dàng mang theo xe, phù hợp cho những người di chuyển ngắn hoặc có thời gian sạc dài. Sử dụng ổ cắm điện gia dụng thông thường (220V), không cần thiết bị đặc biệt. Bộ sạc di động có công suất thấp chỉ từ 1,5kW nên thời gian sạc khá chậm. Quá trình sạc thường mất từ 6,5 đến 9 giờ để sạc từ 0% lên 100% pin tùy thuộc vào loại pin bạn mua (120 km mất 6,5 giờ hoặc 170 km mất 9 giờ). Bộ sạc di động này thường được tặng kèm khi bạn mua xe.
Ô tô điện Wuling là một trong những thương hiệu xe điện giá rẻ và phổ biến mà bạn có thể sạc tại nhà. Mẫu xe điện nổi bật nhất của họ có thể kể đến là Wuling Mini EV, một chiếc xe nhỏ gọn được thiết kế chủ yếu cho việc sử dụng trong đô thị. Cho phép bạn sạc xe qua đêm và sẵn sàng cho việc sử dụng hàng ngày mà không cần tìm kiếm trạm sạc công cộng.
Xe ô tô điện Wuling Mini EV sạc điện tại nhà an toàn và tiện lợi
2. Một số loại sạc tại nhà phổ biến hiện nay
Vậy là thắc mắc “ô tô điện có sạc được ở nhà không?” đã được giải đáp. Hiện nay, có nhiều loại bộ sạc tại nhà phổ biến với các ưu điểm và nhược điểm riêng. Thường được phân loại theo công suất sạc, phản ánh tốc độ mà xe có thể được sạc. Việc lựa chọn bộ sạc phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ sạc mà còn liên quan đến việc bảo vệ pin và tuổi thọ của xe. Sau đây là một cái nhìn chi tiết hơn về các loại bộ sạc tại nhà và các tính năng quan trọng liên quan.
2.1. Bộ sạc công suất 1,5 kW
Loại sạc: Bộ sạc di động, nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi di chuyển.
- Công suất: 1,5 kW.
- Điện áp: 120V-220V.
- Dòng điện: Khoảng 12-16A.
- Kết nối: Sử dụng ổ cắm điện dân dụng thông thường tại nhà. Không yêu cầu lắp đặt chuyên biệt, cầu kì.
- Tính năng: Tính di động và linh hoạt cao, dễ dàng cắm vào bất kỳ ổ cắm điện gia dụng nào.
- Thời gian sạc: Từ 6,5 đến 9 giờ cho một lần sạc đầy, tùy thuộc vào dung lượng pin.
- Chi phí: Đi kèm với xe và không yêu cầu chi phí bổ sung.
- Đối tượng: Phù hợp với người sạc qua đêm hoặc khi xe không cần sử dụng trong thời gian dài.
Bộ sạc xe điện ô tô công suất 1,5 kW
2.2. Bộ sạc công suất 2,2 kW
- Loại sạc: Bộ sạc di động với dòng điện cao hơn hoặc bộ sạc treo tường với cấu hình thấp.
- Công suất: 2,2 kW.
- Điện áp: 220-240V.
- Dòng điện: Khoảng 10-16A.
- Tính năng: Cung cấp tốc độ sạc nhanh hơn so với bộ sạc công suất 1,5 kW.
- Kết nối: Có thể yêu cầu ổ cắm với dòng điện cao hơn hoặc sử dụng bộ chuyển đổi.
- Thời gian sạc: Giảm thời gian sạc so với bộ sạc 1,5 kW nhưng vẫn cần thời gian đáng kể để sạc đầy, thường mất từ 8 đến 16 giờ để sạc đầy.
- Đối tượng: Cung cấp sự cân bằng giữa tốc độ và tiện lợi.
Bộ sạc xe điện ô tô công suất 2,2 kW
2.3. Bộ sạc công suất 3,5 kW
- Loại sạc: Bộ sạc di động với dòng điện cao hơn hoặc bộ sạc treo tường với cấu hình thấp.
- Công suất: 3,5 kW.
- Điện áp: 220-240V.
- Dòng điện: Khoảng 16-20A.
- Tính năng: Đáng kể tăng tốc độ sạc so với các bộ sạc công suất thấp hơn.
- Đặc điểm: Yêu cầu lắp đặt thiết bị sạc chuyên dụng. Cung cấp tốc độ sạc nhanh hơn so với các bộ sạc có công suất thấp hơn.
- Thời gian sạc: Có thể sạc đầy xe trong khoảng 6 đến 12 giờ.
- Đối tượng: Người dùng cần sạc nhanh hơn và sẵn sàng đầu tư một khoản chi phí sạc tại nhà để đem lại hiệu quả hơn.
Bộ sạc xe điện ô tô công suất 3,5 kW
2.4. Bộ sạc treo tường công suất 7,4 kW
- Loại sạc: Bộ sạc treo tường.
- Công suất: 7,4 kW.
- Điện áp: 220-240V.
- Dòng điện: Khoảng 32A.
- Tính năng: Cung cấp tốc độ sạc cao nhất trong số các lựa chọn sạc tại nhà, yêu cầu thiết bị sạc treo tường và lắp đặt chuyên nghiệp.
- Kết nối: Đòi hỏi lắp đặt chuyên nghiệp và có thể cần hệ thống điện nhà được nâng cấp để hỗ trợ.
- Thời gian sạc: Có thể sạc đầy một xe điện từ 3 đến 6 giờ cho một lần sạc đầy, tùy thuộc vào dung lượng pin của xe.
- Đối tượng: Người dùng cần sạc nhanh, thường xuyên di chuyển và muốn tận dụng tối đa thời gian sạc tại nhà.
Bộ sạc xe điện ô tô công suất 7,4 kW
3. Hướng dẫn cách sạc ô tô điện tại nhà đúng chuẩn
Sạc ô tô điện tại nhà là một quy trình đơn giản nhưng cần tuân thủ một số bước cụ thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Sau đây là cách sạc ô tô điện tại nhà với các bộ sạc khác nhau.
3.1. Bộ sạc công suất 1,5 kW
Để sạc ô tô điện tại nhà với bộ sạc có công suất 1,5 kW, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Kiểm tra ổ cắm điện, đảm bảo ổ cắm điện phù hợp với công suất bộ sạc (16A) và có dây nối đất an toàn.
- Bước 2: Cắm phích cắm của bộ sạc vào ổ cắm điện.
- Bước 3: Cắm đầu nối của bộ sạc vào cổng sạc trên xe.
- Bước 4: Theo dõi quá trình sạc, đèn LED trên bộ sạc sẽ báo hiệu trạng thái sạc (đang sạc, đầy pin).
- Bước 5: Ngắt kết nối bộ sạc khi pin đã đầy, rút đầu nối bộ sạc khỏi xe và sau đó rút phích cắm khỏi ổ điện.
Sạc điện với bộ sạc có công suất 1,5 kW tại nhà
3.2. Với bộ sạc 2,2 kW
Với bộ sạc 2,2 kW, bạn có thể dễ dàng sạc đầy pin cho xe từ 8 đến 16 giờ chỉ với vài bước sau đây:
Các bước hướng dẫn cắm sạc ô tô điện tại nhà nhanh chóng
- Bước 1: Người dùng lấy bộ sạc xe điện ra khỏi hộp đóng gói và cắm trực tiếp vào ổ điện loại E/F tại nhà. Chờ đến khi đèn đỏ bật, đèn vàng, đèn xanh tắt (Hình 2).
- Bước 2: Người dùng lắp súng sạc vào vị trí sạc trên xe (Hình 3).
- Bước 3: Khi đèn LED màu đỏ, đèn LED màu xanh lá cây và đèn LED màu vàng nhấp nháy một lần, bộ sạc sẽ tự động sạc cho xe.
- Bước 4: Khi xe đã được sạc đầy, người dùng nhấn nút dừng sạc trên cửa xe hoặc màn hình sạc để nhả khóa súng sạc.
- Bước 5: Người dùng rút súng sạc điện ra khỏi xe điện của mình (Hình 4).
- Bước 6: Đóng nắp dự phòng (Hình 5).
- Bước 7: Rút sạc ra khỏi ổ cắm (Hình 6).
Người dùng xe điện có thể kiểm tra hoạt động hoặc các lỗi của bộ sạc xe (nếu có) thông qua trạng thái của đèn LED trên xe như sau:
Tình trạng đèn báo | Ý nghĩa hiển thị |
Đèn xanh lam nhấp nháy | Chế độ chờ |
Đèn đỏ sáng | Có sự cố |
Đèn xanh lá cây luôn sáng | Đã sạc đầy |
Đèn xanh lá cây nhấp nháy | Đang sạc |
3.3. Với bộ sạc di động 3,5 kW
Tương tự như các bước thao tác với loại sạc di động 2,2kW, cách sử dụng thiết bị sạc với công suất 3,5kW cũng như vậy. Chi tiết sạc điện bạn chỉ cần làm theo các bước:
- Bước 1: Lấy bộ sạc xe điện ra khỏi hộp đựng, sau đó cắm phích trực tiếp vào ổ điện loại E/F tại gia đình. Chờ đến khi đèn LED màu xanh dương và LED màu xanh lá cây sáng.
- Bước 2: Nhìn vào đèn LED ở mặt trước của bộ sạc để kiểm tra cài đặt dòng sạc hiện tại. Nếu muốn thay đổi dòng sạc, người dùng nhấn và giữ nút cài đặt trong 3 giây khi đèn LED nhấp nháy. Sau đó, bạn cần nhấn nút cài đặt để thay đổi dòng điện hiển thị trên các đèn LED màu xanh dương. Người dùng chờ 5 giây, bộ sạc sẽ tự động lưu cài đặt dòng điện mới.
- Bước 3: Cắm súng sạc vào vị trí sạc trên xe.
- Bước 4: Bộ sạc tự động sạc cho xe khi đèn LED đỏ sáng, đèn LED xanh và đèn LED vàng nháy 1 lần.
- Bước 5: Nếu cần dừng sạc giữa chừng, bạn có thể thực hiện theo một trong các cách sau: Nhấn nút dừng sạc trên màn hình sạc của xe. Rút phích cắm điện. Nhấn và giữ nút cài đặt trong 5 giây để xe dừng sạc hoàn toàn.
- Bước 6: Sau đó, rút súng sạc ra khỏi xe điện.
- Bước 7: Đóng nắp bảo vệ đầu sạc trên xe, sau đó đóng nắp bảo vệ súng sạc của bộ sạc.
- Bước 8: Rút phích cắm của bộ sạc ra khỏi ổ cắm.
Kiểm tra nút cài đặt sạc pin của xe ô tô điện
Khách hàng có thể kiểm tra hoạt động hoặc các lỗi của bộ sạc thông qua trạng thái của đèn LED như sau:
Xanh lá | Xanh dương | Đỏ | Trạng thái làm việc/Lỗi |
Tắt | Tắt | Tắt | Mất nguồn |
Nháy | Nháy | Nháy | Có nguồn/Cập nhật phần mềm |
Sáng | Sáng | Tắt | Trạng thái chờ |
Nháy | Nháy | Tắt | Đã cắm súng nhưng không sạc |
Tắt | Sáng | Tắt | Đang sạc |
Tắt | Tắt | Nháy 1 lần | Cháy cầu chì |
Tắt | Tắt | Nháy 2 lần | Không có tiếp địa |
Tắt | Tắt | Nháy 3 lần | Lỗi kết nối với xe |
Tắt | Tắt | Nháy 4 lần | Lỗi điện áp đầu vào |
Tắt | Tắt | Nháy 5 lần | Bảo vệ quá dòng |
Tắt | Tắt | Nháy 6 lần | Bảo vệ dòng rò |
Tắt | Tắt | Nháy 7 lần | Bảo vệ quá nhiệt |
Tắt | Tắt | Nháy 8 lần | Rơ-le bị kẹt Tần số điện đầu vào ngoài dải |
Tắt | Tắt | Nháy 9 lần | Lỗi khác |
3.4. Với bộ sạc 7,4 kW
- Bước 1: Cấp nguồn, khởi động bộ sạc: Khi đèn LED xanh lá bật sáng là báo hiệu bộ sạc khởi động thành công. Trong quá trình khởi động bộ sạc, nếu đèn LED đỏ bật sáng, có nghĩa là bộ sạc của bạn đang gặp lỗi và không thể sạc được. Lúc này, bạn cần kiểm tra trạng thái lỗi hoặc liên hệ ngay với bộ phận chăm sóc khách hàng để được hướng dẫn chi tiết.
- Bước 2: Quá trình sạc điện: Khi cắm súng sạc vào xe ô tô điện, bộ sạc sẽ thực hiện kết nối với xe và tiến hành quá trình sạc điện cho xe. Khi đó, đèn LED xanh dương sẽ bật sáng hiển thị xe đang ở trạng thái sạc và súng sạc sẽ bị khóa lại.
- Bước 3: Kết thúc sạc: Khi xe đã sạc đầy thì xe sẽ mở khóa súng sạc và người dùng có thể rút súng sạc ra khỏi xe.
Cách sạc điện ô tô cho xe có công suất lớn với 7,4 kW
4. Một số lưu ý khi sử dụng sạc ô tô điện tại nhà
Ô tô điện có sạc được ở nhà không? Không chỉ được trả lời một cách khẳng định là có mà nó còn chỉ ra những tiện ích đáng kể cho người dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sạc ô tô điện tại nhà, việc tuân thủ một số lưu ý quan trọng là điều không thể bỏ qua. Sau đây là những khuyến nghị hàng đầu giúp bạn tối ưu hóa quá trình sạc đồng thời bảo vệ an toàn cho cả gia đình và phương tiện của mình.
4.1. Cách sử dụng sạc an toàn
- Trước tiên, bạn cần quan sát kỹ phần đầu cắm và dây dẫn của súng sạc, đảm bảo không có dấu hiệu nứt vỡ, gỉ sét hoặc hở điện. Kiểm tra các nút bấm và đèn báo hoạt động bình thường.
- Sau đó, cắm phích cắm vào ổ điện để kiểm tra độ khít và chắc chắn. Tránh sử dụng phích cắm bị lỏng lẻo hoặc gỉ sét.
- Đảm bảo cáp sạc không bị xoắn, đứt hoặc hở lõi. Nên sử dụng cáp sạc chính hãng đi kèm với bộ sạc.
- Hãy kéo phanh tay trước khi cắm điện sạc, nếu không xe sẽ không được nạp điện.
- Kiểm tra hộp điều khiển không bị nứt vỡ, gỉ sét hoặc hư hỏng. Quan sát đèn báo trên hộp điều khiển để đảm bảo hoạt động bình thường.
- Chỉ sử dụng ổ cắm loại E/F phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của Việt Nam. Tránh sử dụng ổ cắm đa năng hoặc ổ cắm bị hỏng.
- Tránh sử dụng ổ cắm có nguồn điện không ổn định hoặc quá tải.
- Luôn tắt nguồn điện trước khi vệ sinh bộ sạc.
- Nên sạc pin khi còn ít nhất 20%.
- Tránh sạc pin quá đầy (80% là có thể di chuyển được) hoặc để pin cạn kiệt hoàn toàn.
Hướng dẫn cách sử dụng sạc ô tô điện tại nhà một cách an toàn, hiệu quả
4.2. Cách bảo quản bộ sạc hiệu quả
- Bạn nên bảo quản bộ sạc của mình ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để bộ sạc ở nơi có độ ẩm cao hoặc nhiệt độ quá cao. Nên bảo quản bộ sạc trong hộp hoặc túi đựng khi không sử dụng.
- Tránh va đập, rung lắc, cẩn thận khi di chuyển hoặc vận chuyển bộ sạc. Tránh làm rơi hoặc va đập mạnh vào bộ sạc.
- Giữ dây sạc gọn gàng, tránh quấn dây sạc quá chặt hoặc gấp khúc. Nên sử dụng dây buộc hoặc kẹp để cố định dây sạc.
- Hãy vệ sinh định kỳ bằng cách sử dụng khăn mềm, khô để lau bụi bẩn trên bộ sạc. Tránh sử dụng chất tẩy rửa hoặc dung môi để vệ sinh bộ sạc.
Cách bảo quản bộ sạc ô tô điện tại nhà đảm bảo an toàn khi sử dụng
4.3. Lưu ý khi lắp đặt bộ sạc tại nhà
- Bạn nên lựa bộ sạc có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng và dung lượng pin của xe. Ưu tiên sử dụng bộ sạc chính hãng của nhà sản xuất xe hoặc các thương hiệu uy tín.
- Lắp đặt bộ sạc ở nơi khô ráo, thoáng mát, dễ dàng tiếp cận và có nguồn điện ổn định. Tránh lắp đặt bộ sạc ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Lắp đặt bộ sạc ở vị trí cao hơn so với mặt đất để tránh nước ngập.
- Đảm bảo hệ thống điện trong nhà có đủ công suất để đáp ứng nhu cầu của bộ sạc. Nên sử dụng dây điện có tiết diện phù hợp và được đấu nối an toàn. Tốt nhất nên sử dụng ổ cắm riêng cho bộ sạc và có cầu dao chống giật.
- Tuân thủ các hướng dẫn an toàn của nhà sản xuất bộ sạc. Sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động phù hợp khi lắp đặt bộ sạc. Không tự ý sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận của bộ sạc.
Lưu ý quan trọng khi muốn lắp bộ sạc ô tô điện tại nhà
Như vậy, câu hỏi "Ô tô điện có sạc được ở nhà không?" đã được giải đáp một cách rõ ràng. Việc sạc ô tô điện tại nhà không chỉ có thể mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Qua bài viết này, Wuling EV Việt Nam hy vọng đã cung cấp đủ thông tin và hướng dẫn cần thiết để bạn có thể tự tin lắp đặt và sử dụng hệ thống sạc tại nhà. Từ đó tận hưởng trọn vẹn những lợi ích của việc sở hữu một chiếc ô tô điện. Không chỉ là một lựa chọn thông minh, nó còn là bước tiến quan trọng hướng tới tương lai xanh và bền vững hơn.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: Tuổi thọ pin ô tô điện sử dụng bao lâu và những điều cần biết