Trở lại
Tìm kiếm Tin tức Tìm kiếm Đại lý Đăng ký lái thử Liên hệ Hỗ trợ

Thủ Tục Về Thuế Nhập Khẩu Ô Tô Điện Tại Việt Nam

Tin chuyên ngành
17/04/2024 11:30

Thuế nhập khẩu ô tô điện tại Việt Nam là một trong những chủ đề được quan tâm rộng rãi trong bối cảnh nước ta ngày càng chú trọng đến việc sử dụng năng lượng xanh. Bài viết này, Wuling EV Việt Nam sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về quy định, thủ tục liên quan đến thuế nhập khẩu xe ô tô điện. Từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cần thiết để có thể nhập khẩu một chiếc ô tô điện vào Việt Nam một cách hợp pháp và thuận lợi.

>>>> TÌM HIỂU NGAY: Thuế ô tô điện mới nhất năm 2024

1. Chính sách thuế nhập khẩu cho ô tô điện

Chính sách thuế nhập khẩu ô tô điện vào Việt Nam hiện tại bao gồm một số ưu đãi nhằm khuyến khích sử dụng và sản xuất xe điện. Cụ thể:

  • Thuế nhập khẩu: Ô tô điện nhập khẩu từ các nước ASEAN có tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên được hưởng mức thuế 0% theo Hiệp định Thương mại ASEAN. Còn xe sản xuất ở các quốc gia khác phải chịu mức thuế từ 70% đến 80% giá trị xe, dựa trên xuất xứ và các điều kiện khác. Tuy nhiên, theo Hiệp định EVFTA, thuế nhập khẩu xe từ EU dự kiến sẽ giảm về 0% theo lộ trình từ 9 đến 10 năm sau khi hiệp định có hiệu lực. Hiện nay xe ô tô điện nhập khẩu từ Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc đang chịu mức thuế nhập khẩu từ 56-74% giá trị xe. 
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đối với ô tô điện, thuế tiêu thụ đặc biệt đã được giảm xuống còn 3% đến 11% tùy theo loại xe và thời gian. Cùng với mức 15% đến 150% đối với xe động cơ đốt trong.
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Mức thuế GTGT áp dụng là 10% cho tất cả các loại xe, bao gồm cả ô tô điện.
  • Lệ phí trước bạ: Ô tô điện được hưởng ưu đãi với mức thu 0% trong 3 năm đầu và 50% so với xe chạy xăng, dầu có cùng số chỗ ngồi trong 2 năm tiếp theo.

Những chính sách thuế nhập khẩu ô tô điện tại Việt Nam

Những chính sách thuế nhập khẩu ô tô điện tại Việt Nam

Các chính sách ưu đãi thuế khác bao gồm giảm thuế nhập khẩu linh kiện và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất xe điện tại Việt Nam. Tuy nhiên, so với các quốc gia khác, các chính sách hỗ trợ ở Việt Nam còn được đánh giá là "khiêm tốn". Dự kiến, với việc giảm dần thuế nhập khẩu ô tô từ EU, giá xe nhập khẩu sẽ giảm, từ đó mở rộng cơ hội cho thị trường xe điện.

2. Các thủ tục hồ sơ cần có của thuế nhập khẩu ô tô điện

Khi nhập khẩu ô tô điện mới 100% về Việt Nam, có một số thủ tục và hồ sơ cần thiết mà bạn cần chuẩn bị:

  • Xác định mã HS của ô tô điện để áp dụng mức thuế nhập khẩu phù hợp: Mã HS còn được gọi là mã số thuế được áp cho các dòng xe điện nhập khẩu về nước ta. Các mã HS thường dùng cho ô tô điện bao gồm 8703.60 cho ô tô sử dụng động cơ điện được nạp xả từ nguồn cấp bên ngoài. Cùng với mã HS 8703.70 cho ô tô có gắn động cơ đốt trong và động cơ điện.
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu: Bao gồm đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu chung, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cùng tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu cơ sở bảo hành và bảo dưỡng ô tô điện và giấy xác nhận nhập khẩu từ công ty sản xuất.
  • Kiểm tra chất lượng và bảo vệ môi trường: Bao gồm giấy đăng ký kiểm tra chất lượng và các chứng từ nhập khẩu, bản sao chụp tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật. Cùng phiếu kiểm tra hàng hoá xuất xưởng, chứng từ thể hiện khí thải và các giấy tờ khác như tờ khai chi tiết hàng hoá nhập khẩu và bản đăng ký thông số kỹ thuật xe.
  • Thực hiện thủ tục nhập khẩu: Bao gồm làm tờ khai hải quan, nộp hoá đơn thương mại, hợp đồng mua bán, vận đơn và chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO).

Chuẩn bị bộ hồ sơ về chính sách để nhập khẩu ô tô điện

Chuẩn bị bộ hồ sơ về chính sách để nhập khẩu ô tô điện

Lưu ý rằng, bạn cũng cần thanh toán chi phí vận chuyển sau khi hoàn thành các thủ tục nhập khẩu và kiểm tra hàng hoá khi nhận. Điều này đảm bảo không có trục trặc hoặc hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. Cuối cùng, việc lưu trữ hồ sơ liên quan đến quy trình nhập khẩu ô tô điện cũng rất quan trọng để sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Các doanh nghiệp không có kinh nghiệm hoặc cần hỗ trợ trong quá trình nhập khẩu có thể cân nhắc thuê dịch vụ uỷ thác nhập khẩu.

>>>> TÌM HIỂU CHI TIẾT: Chi phí nuôi xe ô tô điện sẽ cần bao nhiêu là hợp lý?

3. Các câu hỏi liên quan

Việc nhập khẩu ô tô tại Việt Nam tuân theo một quy định chặt chẽ về thủ tục hải quan, kiểm định chất lượng và các yêu cầu pháp lý. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp có liên quan.

3.1. Thời gian kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng ô tô nhập khẩu?

Thời gian kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng cho ô tô nhập khẩu phụ thuộc vào loại xe và việc tuân thủ các quy định hiện hành. Thông thường, quy trình này bao gồm việc kiểm tra kỹ thuật, an toàn và môi trường. Cụ thể, thời gian cấp giấy chứng nhận chất lượng cho xe điện không quá 10 ngày kể từ thời điểm kết thúc quy trình kiểm tra xe cơ giới.

Thời gian kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng ô tô mất khoảng 10 ngày

Thời gian kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng ô tô mất khoảng 10 ngày

3.2. Thông quan của ô tô điện nhập khẩu cần những điều kiện gì?

Để thông quan ô tô điện nhập khẩu, các điều kiện cần đáp ứng bao gồm:

  • Có giấy chứng nhận chất lượng và an toàn kỹ thuật từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về tiêu chuẩn khí thải và môi trường.
  • Đáp ứng các quy định về nội dung thông tin trên nhãn năng lượng.
  • Nộp đủ thuế nhập khẩu ô tô điện và lệ phí theo quy định.

Điều kiện để thông quan xe ô tô điện vào Việt Nam

Điều kiện để thông quan xe ô tô điện vào Việt Nam

3.3. Điều kiện làm thủ tục nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng?

Theo Thông tư liên tịch số 03/2006 của Bộ Thương mại – Bộ Giao thông Vận tải – Bộ Tài chính – Bộ Công an ngày 31/03/2006. Quy định về việc nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng phải đảm bảo các điều kiện: 

  • Xe không được quá tuổi định mức (thường là không quá 5 năm), đăng ký tối thiểu 6 tháng và chạy được tối thiểu 10.000km
  • Xe cần có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, lịch sử sử dụng.
  • Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
  • Phải qua kiểm định chất lượng trước khi nhập khẩu.

3.4. Cá nhân kinh doanh có được nhập khẩu ô tô điện không? 

Cá nhân kinh doanh có thể nhập khẩu ô tô điện nếu đáp ứng đủ các điều kiện về giấy phép kinh doanh, thuế nhập khẩu ô tô điện. Tuy nhiên, họ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về nhập khẩu và phải có giấy phép nhập khẩu cụ thể cho loại hình kinh doanh này.

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 116/2017/NĐ-CP về kinh doanh nhập khẩu ô tô: 

  1. Chỉ khi là doanh nghiệp mới được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
  2. Doanh nghiệp được quyền nhập khẩu ô tô sau khi đã đáp ứng đúng đủ các điều kiện và được cấp giấy phép kinh doanh.
  3. Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cần phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu ô tô và các văn bản pháp luật có liên quan.

Cá nhân kinh doanh được phép nhập khẩu xe ô tô điện vào Việt Nam

Cá nhân kinh doanh được phép nhập khẩu xe ô tô điện vào Việt Nam

Qua bài viết này, Wuling EV Việt Nam hy vọng đã cung cấp một cái nhìn chi tiết và hữu ích về các quy định. Bao gồm thủ tục và nhất là thông tin về thuế nhập khẩu ô tô điện tại Việt Nam. Việc nhập khẩu ô tô điện không chỉ là một quyết định kinh doanh thông thái mà còn thể hiện cam kết với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Để đảm bảo quá trình nhập khẩu ô tô điện diễn ra suôn sẻ, các doanh nghiệp và cá nhân cần nắm vững các quy định về thuế nhập khẩu.

>>>> XEM NGAY: Thủ tục đăng ký xe ô tô điện cập nhật mới nhất 2024

Quay lại
0 Bình luận
Viết bình luận
Loading…
Loading the web debug toolbar…
Attempt #