Hiện nay, vệ sinh nội thất ô tô đang dần trở thành một dịch vụ vô cùng phổ biến và không thể thiếu đối với những chủ xe. Không chỉ giúp nâng cao tuổi thọ mà nó còn đem lại cho họ những trải nghiệm tốt nhất trong quá trình sử dụng xe. Vậy quy trình làm sạch nội thất ô tô tại các trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp gồm các bước nào? Làm thế nào để vệ sinh nội thất xe sạch bóng như mới tại nhà? Mời bạn cùng Wuling EV Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Tại sao nên vệ sinh nội thất ô tô thường xuyên?
Việc thực hiện vệ sinh nội thất xe hơi định kỳ đúng chuẩn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, trong đó một số lợi ích phải kể đến gồm:
- Bảo vệ sức khỏe: Việc vệ sinh nội thất xe ô tô một cách thường xuyên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc, và mùi hôi có trong xe. Từ đó, sức khỏe của người sử dụng xe luôn được đảm bảo.
- Không gian bên trong xe sạch sẽ: Duy trì vệ sinh định kỳ cho trang thiết bị và nội thất giúp loại bỏ được bụi bẩn bám vào các chi tiết nội thất trong xe. Từ đó, không gian bên trong xe luôn sạch sẽ và dễ chịu sau khi được vệ sinh.
Những lợi ích của việc thường xuyên vệ sinh nội thất bên trong xe hơi
- Khử mùi khó chịu, giúp mang lại cảm giác thoải mái khi ngồi trong xe: Qua quá trình vệ sinh và khử mùi, những mùi khó chịu trên xe được loại bỏ. Điều này giúp không gian bên trong xe trở nên trong lành và thơm tho hơn. Ngoài ra, điều này cũng sẽ tạo cảm giác thoải mái cho cả người lái và cả những người đi cùng.
- Duy trì độ mới và độ sáng bóng cho nội thất ô tô: Nếu thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng các chi tiết nội thất trong xe hơi, chúng sẽ luôn giữ được vẻ sáng bóng như mới. Đồng thời, việc thường xuyên bảo dưỡng cũng giúp tăng tuổi thọ cho các chi tiết nội thất bên trong ô tô.
2. Những vị trí cần lưu ý khi vệ sinh nội thất ô tô
Cách vệ sinh xe ô tô sạch bong sáng bóng là bạn phải tỉ mỉ lau chùi ở nhiều vị trí của xe. Một số vị trí quan trọng mà bạn cần lưu ý gồm:
2.1. Sàn xe
Đây là một trong những vị trí chứa nhiều bụi bẩn nhất trong xe do bị giẫm đạp bởi giày dép. Sàn xe thường được bọc nỉ và nhiều chủ xe còn dùng thêm tấm lót sàn nỉ. Loại chất liệu này rất dễ bám bẩn, ẩm ướt và phát ra mùi hôi. Vì vậy, sàn xe là vị trí đầu tiên mà chúng ta cần nhắc đến khi dọn dẹp và vệ sinh nội thất ô tô.
Vị trí đầu tiên cần lưu ý khi vệ sinh nội thất trong xe ô tô
2.2. Ghế xe
Bên cạnh lớp da hoặc lớp nỉ bọc bên ngoài của ghế xe ô tô, cấu tạo bên trong là lớp đệm mút dễ hút ẩm, dễ ám mùi và bám bẩn. Ghế xe không chỉ chịu ảnh hưởng khói bụi bên ngoài mà còn dễ bị bám vết bẩn thức ăn, vết nước và mồ hôi từ người ngồi. Chính vì vậy, ghế xe cũng là một vị trí chứa rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc mà bạn cần lưu ý khi thực hiện việc vệ sinh nội thất ô tô.
Ghế xe chứa nhiều vi khuẩn và nấm mốc
2.3. Vô lăng, tappi, bảng taplo
Vô lăng xe là một trong những vị trí lý tưởng để các loại vi khuẩn và nấm mốc trú ngụ. Bởi vì người lái xe tiếp xúc với nhiều đồ dùng và vật dụng bằng tay, sau đó cầm nắm vô lăng trong thời gian dài và gây ra tình trạng tiết mồ hôi tay. Những tác nhân này tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển.
Vô lăng và bảng điều khiển là những nơi lý tưởng cho vi khuẩn phát triển
Ngoài ra, việc sử dụng bọc vô lăng ô tô cũng dễ dẫn đến tính trạng ẩm ướt và mốc nếu miếng bọc không được vệ sinh thường xuyên. Tương tự, bảng điều khiển trên taplo và tappi cửa cũng là những nơi dễ bị nhiễm bẩn. Do đó, bạn hãy chú ý những vị trí này khi dọn vệ sinh nội thất xe hơi của mình nhé!
2.4. Tay nắm cửa
Tay nắm cửa là vị trí tiếp theo mà bạn cần chú ý khi vệ sinh nội thất ô tô. Đây là bề mặt tiếp xúc thường xuyên với tay của nhiều người, nên nguy cơ nhiễm khuẩn và lây nhiễm rất cao. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ càng tăng cao đối với các phương tiện chuyên kinh doanh vận tải hành khách như taxi, Grab,...
Vệ sinh tay nắm cửa một cách cẩn thận
2.5. Trần xe
Trần xe tưởng chừng là một nơi ít bẩn, không cần quá chú trọng khi vệ sinh nội thất ô tô, nhưng đây lại là nơi dễ bẩn nhất. Vì nó rất dễ bám bụi và bị ẩm do nước mưa, đặc biệt là loại trần vải nỉ. Ngoài ra, bởi vì trần xe rất dễ lưu mùi, nên nó chính là một trong những “ổ mùi” lớn nhất trong xe hơi. Nếu người dùng xe có thói quen hút thuốc trong xe ô tô, trần xe dễ bị ố vàng và bám mùi thuốc rất “dai”.
Vệ sinh trần xe sạch sẽ là điều vô cùng cần thiết
3. Quy trình tự vệ sinh nội thất xe ô tô tại nhà đơn giản
Vậy bạn cần chuẩn bị những dụng cụ gì khi vệ sinh nội thất ô tô tại nhà? Và, quy trình tự vệ sinh tại nhà bao gồm những bước nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
3.1. Chuẩn bị dụng cụ
Trước khi bắt đầu quá trình dọn vệ sinh nội thất ô tô tại nhà, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau đây:
- Khăn lau chuyên dụng.
- Máy hút bụi với nhiều đầu hút khác nhau.
- Bàn chải lông mềm.
- Gầu múc.
- Bình xịt.
- Chổi lông với nhiều kích cỡ khác nhau nhằm thuận tiện cho việc vệ sinh ở nhiều vị trí trong xe.
- Dung dịch vệ sinh nội thất xe ô tô chuyên dụng.
- Nước lau kính không chứa amoniac.
Một số dụng cụ cần chuẩn bị khi vệ sinh nội thất của xe hơi tại nhà
3.2. Các bước tự vệ sinh nội thất xe ô tô
Để đảm bảo chất lượng và trải nghiệm sử dụng ô tô của bạn được tốt nhất, việc làm sạch và vệ sinh nội thất xe định kỳ là rất cần thiết. Nếu bạn lo lắng về việc chi phí tốn kém khi mang xe đi vệ sinh tại trung tâm, bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh ô tô của mình tại nhà. Bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn tiến hành dọn sạch rác, các phế phẩm và các vật liệu không dùng đến trên ô tô. Để quá trình dọn vệ sinh nội thất ô tô thuận tiện hơn, bạn nên gỡ các phụ kiện như đồ vật phong thủy, thú bông, bệ gắn điện thoại,…
- Bước 2: Tiếp theo, bạn sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch bụi ở các vị trí khe hở sâu trên bảng điều khiển xe ô tô.
- Bước 3: Sau đó, bạn xịt thêm dung dịch vệ sinh chuyên dụng và dùng khăn mềm để lau sạch bảng điều khiển, đồng hồ, vô lăng xe,… Bạn nên lau chùi từ nơi sạch nhất đến nơi bẩn nhất và lau những vết bẩn “cứng đầu” như cần số và hộc cửa sau cùng.
- Bước 4: Cửa sổ xe là nơi tiếp theo mà bạn cần vệ sinh. Bạn tiến hành lau cửa theo chiều kim đồng hồ và luôn đổi mặt giẻ lau để tránh để lại vết bẩn lên vị trí khác trên cửa. Bạn nên sử dụng khăn mềm microfiber (hay còn gọi là khăn siêu mịn) để lau cửa sổ xe. Bởi vì chúng có khả năng loại bỏ các vết ố trên cửa rất tốt, đồng thời không để lại vệt trắng sau khi lau. Cùng với đó, bạn có thể xịt thêm dung dịch vệ sinh nội thất chuyên dụng dành cho ô tô để cửa sổ sạch bong kin kít. Lưu ý, bạn nên hạn chế dùng chất tẩy rửa có thành phần amoniac, bởi chúng có dễ gây hư hại kính và các thiết bị bằng nhựa.
Cách vệ sinh nội thất ô tô tại nhà với một số bước đơn giản
- Bước 5: Vệ sinh ghế ngồi trên xe với dung dịch vệ sinh phù hợp nhằm đảm bảo ghế sạch và giữ được độ bền theo thời gian.
- Bước 6: Tiếp theo, bạn vẫy các thảm sàn xe ra bên ngoài cho sạch bụi, cát rồi hút sạch bụi bẩn. Bạn tiếp tục sử dụng máy hút để làm sạch khu vực hộc đựng đồ. Bạn nên hút kỹ lưỡng các khu vực khe rãnh và chọn các vòi hút thích hợp cho từng vị trí. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng thêm các công cụ như chổi, bàn chải,... để việc làm sạch được hiệu quả hơn.
- Bước 7: Sau khi làm sạch và lắp đặt các phụ kiện xe lại vị trí ban đầu, bạn nên thông gió, xả khí để đánh bay các mùi hóa chất làm sạch trong quá trình vệ sinh. Đồng thời, việc này còn làm khô và thông thoáng xe trước khi sử dụng lại.
4. Các bước vệ sinh nội thất ô tô tại trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp
Quy trình vệ sinh chuyên nghiệp có gì khác biệt so với quy trình tự vệ sinh nội thất xe ô tô tại nhà? Thông thường, quy trình vệ sinh tại các trung tâm dịch vụ sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 giờ, bao gồm các bước như sau:
- Bước 1 - Đánh giá tình trạng nội thất xe: Các chuyên viên tiến hành đánh giá tình trạng toàn bộ nội thất bên trong xe của khách hàng. 3 vị trí kiểm tra quan trọng bao gồm: Kiểm tra tình trạng ghế ngồi ô tô, tình trạng trần xe và tình trạng mùi trong ô tô.
- Bước 2 - Chuẩn bị dụng cụ: Các chuyên viên tiến hành chuẩn bị các dụng cụ và sản phẩm vệ sinh nội thất ô tô chuyên dụng.
- Bước 3 - Dọn dẹp sơ bộ: Tiến hành tháo dỡ thảm sàn trước và sau. Sau đó, dọn dẹp sơ bộ rác thải và vật dụng không sử dụng trên ô tô
- Bước 4 - Làm sạch khoang nội thất của ô tô: Sử dụng máy hút bụi để làm sạch khoang nội thất xe ô tô. Bước này sẽ giúp các lớp bụi mới tách khỏi bụi cũ bám sâu bên trong, từ đó quá trình vệ sinh dễ dàng đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Bước 5 - Làm sạch khu vực taplo và tay lái: Ở bước này, các chuyên viên sẽ vệ sinh khu vực taplo (bảng điều khiển) và vị trí tay lái. Họ dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, kết hợp khăn lau và bàn chải lông mềm để làm sạch các chi tiết tại taplo, tay lái, bảng điều khiển,... Sau khi hoàn tất, taplo và bảng điều khiển sẽ được thoa một lớp chất bảo vệ vinyl. Điều này giúp tạo lớp bảo vệ, giảm thiểu nguy cơ nứt gãy và phai màu tại hai vị trí này.
Vệ sinh khu vực bảng điều khiển và tay lái trên xe hơi
- Bước 6 - Làm sạch các khe rãnh: Tiếp theo, các chuyển viên sẽ chuyển sang vệ sinh các khe hở bên trong, gồm khe gió máy lạnh, khe cửa, các hộc đồ,... Chúng sẽ được làm sạch bằng cách sử dụng súng tornado lốc xoáy thổi bụi bẩn. Cùng với đó là sử dụng máy hơi nước nóng giúp lớp bụi tách rời ra, ít bám dính hơn và dễ dàng bị thổi ra ngoài.
- Bước 7 - Làm sạch thảm lót xe: Chuyên viên tiến hành sử dụng chất tẩy rửa có đặc tính tẩy sạch cao để làm sạch hoàn toàn các vết bẩn lâu ngày tồn đọng trên các tấm thảm lót ô tô.
- Bước 8 - Làm sạch trần xe: Bước vệ sinh xe ô tô tiếp theo mà các chuyên viên sẽ thực hiện là làm sạch trần. Họ sẽ sử dụng súng lốc xoáy để loại bỏ bụi bám trên trần xe. Sau đó, tiếp tục làm sạch trần xe với dung dịch vệ sinh chuyên dụng và lau chùi nhẹ nhàng nhiều lần.
- Bước 9 - Làm sạch ghế ô tô: Tuỳ thuộc ghế ngồi của xe bạn là ghế da hay ghế nỉ, các chuyên viên sẽ sử dụng dung dịch tẩy rửa phù hợp để làm sạch chúng. Đồng thời, họ sẽ hút các vết bẩn mồ hôi, nước đọng, ố, bám dính trên ghế.
- Bước 10 - Làm sạch cửa kính xe: Sử dụng dung dịch làm sạch kính và khăn lau chuyên dụng để vệ sinh khu vực cửa sổ và kính xe. Sau đó, chuyên viên sẽ dùng khăn khác để lau khô lại một lần nữa, nhằm đảm bảo độ sạch.
Tiến hành làm sạch khu vực kính và cửa sổ xe ô tô
- Bước 11 - Sấy và lau dọn nội thất xe: Các chuyên viên tiến hành sấy khô các vị trí dễ thấm nước, đọng nước như trần xe, ghế xe hoặc khe hẹp nhỏ ở những ngóc ngách nhỏ trong xe. Sau đó, họ đặt các bộ phận và vật dụng tháo rời ban đầu lại vị trí cũ.
- Bước 12 - Khử mùi trên xe: Ở bước này, các chuyên viên sẽ khử mùi, cũng như loại bỏ vi khuẩn hoặc nấm mốc có hại còn đọng lại trên xe bằng máy khử mùi nội thất xe ô tô.
- Bước 13 - Kiểm tra tổng thể và bàn giao: Bước cuối cùng của quy trình vệ sinh là kiểm tra tổng thể và bàn giao xe cho khách. Sau khi hoàn thành các bước trên, các chuyên viên sẽ kiểm tra toàn bộ các vị trí, đánh giá chất lượng vệ sinh và tiến hành bàn giao xe lại cho khách hàng.
5. Mẹo để giữ độ sạch của ô tô sau khi vệ sinh
Duy trì độ sạch sau khi vệ sinh nội thất ô tô là việc không hề đơn giản. Điều này không chỉ giúp nội thất luôn sạch sẽ và thơm tho mà còn tăng tuổi thọ của các chi tiết. Đồng thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong quá trình sử dụng xe. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn giữ được độ sạch của nội thất xe cho đến lần vệ sinh định kỳ tiếp theo mà bạn có thể tham khảo:
- Chuẩn bị sẵn một bình dung dịch làm sạch đa năng để nhanh chóng lau chùi khi phát hiện vết bẩn trên xe.
- Hạn chế làm đổ thức ăn và đồ uống. Chúng sẽ để lại những vết bẩn có mùi trên xe, đặc biệt là vùng ghế ngồi và sàn xe.
- Bố trí thêm một thùng rác nhỏ trên xe để giảm thiểu lượng rác thải dư thừa và lộn xộn.
- Luôn xếp gọn gàng các ngăn lưu trữ đồ dùng cá nhân, đồ ăn nhẹ, đồ giải trí,...
Một số bí quyết duy trì độ sạch của nội thất ô tô
Trên đây là những thông tin về việc vệ sinh nội thất ô tô, bao gồm các vị trí cần lưu ý và các bước vệ sinh xe tại nhà. Cùng với đó là một số mẹo giữ độ sạch cho xe sau khi vệ sinh mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích để hỗ trợ bạn trong quá trình vệ sinh nội thất cho chiếc xe thân yêu của mình. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ ngay với Wuling EV Việt Nam nhé!